EVFTA dự báo sẽ có thêm 146.000 việc làm được tạo thêm cho giai đoạn 2022-2025

Dự báo sẽ có thêm 146.000 việc làm được tạo thêm cho giai đoạn 2022-2025 nhờ thực thi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA). Một số ngành có tác động mạnh như: Xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…

Thông tin được chia sẻ tại Hội thảo đánh giá tác động của EVFTA đối với vấn đề lao động – việc làm, do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức chiều 23/11.

Đối với nhóm ngành có khối lượng xuất, nhập khẩu sang các nước EVFTA cho thấy, các yếu tố về chỉ số định hướng xuất khẩu không thật sự có tác động đến tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong từng ngành ở thời điểm sau khi có hiệp định (quý 3/2020) tăng lên so với trước khi hiệp định có hiệu lực.

EVFTA cũng có những tác động tích cực đến vấn đề tiền lương, cụ thể giá trị thương mại giữa Việt Nam và các nước có tác động tích cực đến tiền lương bình quân, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tăng, tiền lương bình quân của người lao động cũng tăng.

Thuế suất xuất khẩu giảm đã có tác động tích cực làm tăng tiền lương bình quân của lao động. So với các khu vực khác, tiền lượng bình quân của người lao động làm việc trong khu vực xuất nhập khẩu từ các nước thuộc EVFTA cao hơn so với các khu vực còn lại khoảng 17% đến 28%. Sau thời điểm hiệp định EVFTA có hiệu lực, tiền lương bình quân của người lao động cũng cao hơn khoảng 11% so với thời điểm trước khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Hưởng lợi hơn về mức lương thuộc nhóm lao động nữ, lao động khu vực thành thị và nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn.

Mặc dù vậy, báo cáo cũng cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên việc thực thi hiệp định thương mại trong bối cảnh dịch Covid 19 kéo dài sẽ  làm giảm hiệu quả tác động của EVFTA đến lao động việc làm và đặt ra nhiều thách thực đối với lao động việc làm như: Thay đổi về hình thức làm việc; thiếu hụt nguồn cung lao động cục bộ ở một số địa phương; sự mất cân đối cung cầu về cơ cấu lao động…

“Mặt khác, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có tay nghề trong khi trên thị trường lao động vẫn dư thừa lao động nhưng là lao động chưa qua đào tạo”, ông Toàn phân tích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HotLine: 0902 057 680